Các cửa khẩu Việt Nam với Trung Quốc?
Các cửa khẩu Việt Nam với Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy giao lưu, hợp tác kinh tế – xã hội giữa hai nước.
Các cửa khẩu Việt Nam với Trung Quốc đã góp phần tăng cường xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, thu hút đầu tư nước ngoài, tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người dân.
Tính đến năm 2024, có 19 cửa khẩu Việt Nam với Trung Quốc, bao gồm:
(1) Cửa khẩu Hữu Nghị – Lạng Sơn
Cửa khẩu Hữu Nghị là cửa khẩu quốc tế đường bộ lớn nhất trên tuyến biên giới Việt Nam – Trung Quốc, nằm trên tuyến Quốc lộ 1A, cách thành phố Lạng Sơn 17 km về phía bắc, cách Hà Nội 171 km về phía đông bắc.
Nơi diễn ra các hoạt động xuất nhập cảnh giữa Việt Nam và Trung Quốc.
(2) Cửa khẩu Móng Cái – Quảng Ninh
Cửa khẩu quốc tế Móng Cái là cửa khẩu quốc tế đường bộ lớn thứ hai trên tuyến biên giới Việt Nam – Trung Quốc, nằm trên tuyến Quốc lộ 18, cách thành phố Móng Cái 10 km về phía bắc.
Cửa khẩu thông thương với cửa khẩu Đông Hưng của Trung Quốc.
(3) Cửa khẩu Chi Ma – Lạng Sơn
Cửa khẩu Chi Ma là cửa khẩu tại vùng đất thôn Chi Ma xã Yên Khoái huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam.
Cửa khẩu Chi Ma thông thương sang cửa khẩu Ái Điểm ở huyện Ninh Minh tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Tại đây có cột mốc 1223.
(4) Cửa khẩu Bản Vược – Lào Cai
Cửa khẩu Bản Vược là cửa khẩu quốc gia đường bộ thuộc địa phận xã Bản Vược, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, Việt Nam.
Cửa khẩu thông thương sang cửa khẩu Pả Sa ở huyện Bạch Long Giang, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
(5) Cửa khẩu Tà Lùng – Cao Bằng
Cửa khẩu Tà Lùng là cửa khẩu quốc tế tại vùng đất tổ dân phố Tân Thịnh, thị trấn Tà Lùng, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam.
Cửa khẩu Tà Lùng là điểm cuối của Quốc lộ 3, tiếp nối là cầu Thủy Khẩu trên sông Bắc Vọng, thông thương sang cửa khẩu Thủy Khẩu tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
(6) Cửa khẩu Trà Lĩnh – Cao Bằng
Cửa khẩu Trà Lĩnh là cửa khẩu quốc tế tại vùng đất Bản Hía thuộc thị trấn Trà Lĩnh, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam.
Cửa khẩu Trà Lĩnh thông thương sang cửa khẩu Long Bang ở thành phố Bách Sắc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
(7) Cửa khẩu Phó Bảng – Hà Giang
Cửa khẩu Phó Bảng là cửa khẩu quốc gia tại vùng đất thị trấn Phố Bảng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, Việt Nam.
Cửa khẩu Phó Bảng thông thương sang cửa khẩu Đổng Cán thuộc huyện Ma Ly Pho và huyện Phú Ninh, châu Vân Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Cửa khẩu cách trung tâm thị trấn Phố Bảng 5 km theo đường bộ.
(8) Cửa khẩu Săm Pun – Hà Giang
Cửa khẩu Săm Pun là cửa khẩu quốc gia tại vùng đất xã Thượng Phùng và xã Xín Cái, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, Việt Nam.
Cửa khẩu Săm Pun thông thương sang cửa khẩu Điền Bồng thuộc huyện Phú Ninh, châu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Cửa khẩu cách trung tâm huyện Mèo Vạc khoảng 30 km theo đường bộ.
(9) Cửa khẩu Xin Mần – Hà Giang
Cửa khẩu Xín Mần hay còn gọi là cửa khẩu Long Tuyền, là cửa khẩu quốc gia tại vùng đất Xín Mần, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang, Việt Nam.
Cửa khẩu này nằm ở độ cao gần 2.000m so với mực nước biển và là cửa khẩu phía Tây quanh năm được bao phủ bởi sương mù.
(10) Cửa khẩu Bạch Đích – Hà Giang
Cửa khẩu Bạch Đích là cửa khẩu quốc gia tại vùng đất xã Bạch Đích, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang, Việt Nam.
Cửa khẩu này thông thương sang cửa khẩu Ma Ly Pho thuộc huyện Ma Ly Pho, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
(11) Cửa khẩu Mường Khương – Lào cai
Cửa khẩu Mường Khương là cửa khẩu quốc gia tại vùng đất thị trấn Mường Khương, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai, Việt Nam.
Cửa khẩu Mường Khương thông thương sang cửa khẩu Kiều Đầu thuộc huyện Mã Quan, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
(12) Cửa khẩu Ka Long – Quảng Ninh
Cửa khẩu Ka Long là cửa khẩu quốc gia tại vùng đất xã Hải Yên, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam.
Cửa khẩu Ka Long thông thương sang cửa khẩu Đông Hưng thuộc thành phố Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
(13) Cửa khẩu Km3+4 – Quảng Ninh
Cửa khẩu Km3+4 là cửa khẩu quốc gia tại vùng đất phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam
Cửa khẩu Km3+4 thông thương sang cửa khẩu Bắc Luân II thuộc thành phố Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
(14) Cửa khẩu Bình Nghi – Lạng Sơn
Cửa khẩu Bình Nghi là cửa khẩu quốc gia tại vùng đất bản Pắc Lạn xã Đào Viên huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam.
Cửa khẩu Bình Nghi thông thương sang cửa khẩu Bình Nhi hoặc Bình Nhi Quan (Ping Er Guan) ở trấn Hữu Nghị, thị Bằng Tường, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
(15) Cửa khẩu Hạ Lang – Cao Bằng
Cửa khẩu Hạ Lang là cửa khẩu tại vùng đất xã Thị Hoa, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam.
Cửa khẩu Hạ Lang thông thương sang cửa khẩu Khoa Giáp ở huyện Long Châu tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
(16) Cửa khẩu Pò Peo – Cao Bằng
Cửa khẩu Pò Peo là cửa khẩu tại vùng đất xã Ngọc Côn, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam.
Cửa khẩu Pò Peo thông thương sang cửa khẩu Nhạc Vu ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
(17) Cửa khẩu U Ma Tu Khoàng – Lai Châu
Cửa khẩu U Ma Tu Khoàng là cửa khẩu quốc gia tại vùng đất bản U Ma Tu Khoòng, xã Thu Lũm, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, Việt Nam.
Cửa khẩu U Ma Tu Khoàng thông thương sang cửa khẩu Bình Hà ở thị trấn Bình Hà, huyện Lục Xuân, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
(18) Cửa khẩu Ma Lù Thàng – Lai Châu
Cửa khẩu Sông Đà là cửa khẩu quốc gia tại vùng đất bản Nậm Nhùn, xã Nậm Nhùn, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, Việt Nam.
Cửa khẩu Sông Đà thông thương sang cửa khẩu Kim Thủy Hà ở thị trấn Kim Thủy Hà, huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
(19) Cửa khẩu A Pa Chải – Điện Biên
Cửa khẩu A Pa Chải là cửa khẩu quốc gia tại vùng đất bản Tá Miếu, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, Việt Nam.
Cửa khẩu A Pa Chải thông thương sang cửa khẩu Long Phú ở huyện Giang Thành, Phổ Nhĩ, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Những đối tượng nào được ra vào khu vực cửa khẩu?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 112/2014/NĐ-CP quy định hoạt động ở khu vực cửa khẩu:
Hoạt động ở khu vực cửa khẩu
1. Những người được ra, vào khu vực cửa khẩu:
a) Hành khách xuất cảnh, nhập cảnh;
b) Cán bộ, chiến sĩ, nhân viên, công chức của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và cơ quan nhà nước liên quan có trụ sở hoặc văn phòng làm việc trong khu vực cửa khẩu;
c) Nhân viên các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ, thương mại trong khu vực cửa khẩu;
d) Người điều khiển, người làm việc trên phương tiện chuyên chở hàng hóa, hành khách xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh;
đ) Chủ hàng, người kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ra vào khu vực cửa khẩu thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;
…
Như vậy, những đối tượng sau được ra vào ở khu vực cửa khẩu:
– Hành khách xuất nhập cảnh;
– Cán bộ, chiến sĩ, nhân viên, công chức của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và cơ quan nhà nước liên quan có trụ sở hoặc văn phòng làm việc trong khu vực cửa khẩu;
– Nhân viên các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ, thương mại trong khu vực cửa khẩu;
– Người điều khiển, người làm việc trên phương tiện chuyên chở hàng hóa, hành khách xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh;
– Chủ hàng, người kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ra vào khu vực cửa khẩu thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;
– Người đến làm việc với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và cơ quan liên quan có trụ sở hoặc văn phòng làm việc trong khu vực cửa khẩu;
– Người đến khám, chữa bệnh (trường hợp trong khu vực cửa khẩu có khu vực y tế dành cho khám, chữa bệnh);
Ngoài ra, những người ra vào khu vực cửa khẩu với mục đích thăm quan, đón tiễn hoặc mục đích khác phải được phép và chịu sự kiểm tra, kiểm soát, giám sát, hướng dẫn của Đồn Biên phòng cửa khẩu.
Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong khu vực cửa khẩu?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 112/2014/NĐ-CP quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong khu vực cửa khẩu:
– Sử dụng hộ chiếu, giấy tờ giả, hộ chiếu, giấy tờ trái với quy định pháp luật Việt Nam; tổ chức, đưa, đón dẫn đường, chuyên chở người xuất cảnh, nhập cảnh trái phép.
– Tuyên truyền, kích động hoặc có hành vi phá hoại an ninh, gây rối, gây mất trật tự công cộng, gây ùn tắc cản trở các hoạt động lưu thông hợp pháp tại cửa khẩu;
– Không chấp hành hoặc ngăn cản việc kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu;
– Sử dụng, mua bán, vận chuyển trái phép tài liệu, vật mang tin có chứa thông tin bí mật quân sự, bí mật nhà nước, sách báo, văn hóa phẩm độc hại.
– Đưa, đón người, chuyên chở, xếp, dỡ hàng hóa không đúng nơi quy định, đi vào khu vực cấm.
– Làm mất vệ sinh công cộng, gây ô nhiễm môi trường và các hành vi làm ảnh hưởng xấu đến cảnh quan khu vực cửa khẩu.
– Các hoạt động khác trái với quy định pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.